OWNDAYS MEETS vol. 09 HITOSHI UEDAArchitect

Vị khách thứ 9 của OWNDAYS MEETS đã từng tham gia lên kế hoạch cho nhiều thành phố và vùng miền khác nhau cũng như là thiết kế và xây dựng một loạt chuỗi cao ốc trên toàn thế giới. Một kiến trúc sư dự định xây dựng những công trình kiến trúc mang đến cảm giác hài lòng, Hitoshi Ueda kể cho chúng tôi nghe về con đường mà anh ta đã bắt đầu cuộc hành trình sáng tạo đa dạng cho đến nay, và con đường nào đang chờ đợi anh ta phía trước.

HITOSHI UEDA

HITOSHI UEDA

Architect

Sinh năm 1963 tại Shibuya, Tokyo, Hitoshi Ueda tốt nghiệp với tấm bằng kiến trúc từ Đại học Nghệ thuật Tama năm 1987.
Trong cùng một năm anh ấy đã vào làm tại bộ phận thiết kế của một nhà thầu, và được phân công làm việc tại phòng thiết kế. Năm 1998, anh ấy trở thành trưởng bộ phận thiết kế tại Hiệp hội & Kiến Trúc Sư Kisho Kurokawa, và sau đó trở thành giám đốc tại một công ty có liên quan được gọi là Trung Tâm Thiết Kế Được Hỗ Trợ Bằng Máy Tính Kurokawa cũng như là tại một công ty được gọi là Nghiên Cứu Đô Thị.
Anh ấy đã từng tham gia nhiều cuộc thi thiết kế và điều hành nhiều dự án qui mô lớn trong những lĩnh vực từ kế hoạch đô thị đến công trình kiến trúc cả ở Nhật Bản và nước ngoài, bao gồm Singapore, Malaysia, Trung Quốc, và Đài Loan.
In 2003, Ueda became director of Kisho Kurokawa Architect & Associates, before resigning in 2005.
Năm 2006, anh ấy thành lập và trở thành giám đốc một công ty kiến trúc được gọi là Hiệp Hội & Kiến Trúc Sư SO (được chứng nhận là lớp kiến trúc sư đầu tiên), và vào năm 2007 anh ấy thành lập nhiều văn phòng ở Los Angeles và Đài Loan.
Năm 2008, anh ấy chuẩn bị cho một album nhạc jazz với cách tiếp cận toàn diện và thống nhất để thể hiện qua âm nhạc những ý tưởng của “kỷ niệm quá khứ” và “sáng tạo tương lai” có thể được tìm thấy trong những công trình kiến trúc của anh ấy.
Năm 2011, anh ấy trở thành cố vấn cho một Tổ chức phi lợi nhuận “Diễn đàn Văn Phòng Gia Đình”, và là cố vấn cho Tổ Chức Bảo Vệ Tài Sản Toàn Cầu NARCE (Swizerland) AG năm 2003, và giới thiệu album nhạc jazz thứ hai “Tình Khúc”.

Bạn đã bắt đầu trở thành một kiến trúc sư như thế nào?

Tôi rất thích mỹ thuật và âm nhạc từ khi tôi còn học mẫu giáo, bạn thấy đấy, và cha mẹ của tôi cũng từng làm trong ngành kiến trúc và xây dựng nên luôn có sách và bản vẽ kỹ thuật liên quan đến nó nằm rải rác xung quanh nhà. Tôi đã từng vẽ những thứ này bằng thước đo của kiến trúc sư và chơi với nó giống như là một món đồ chơi vậy. Tôi cũng đã từng đi đến nơi làm việc cùng với bố mẹ để quan sát quy trình xây dựng một tòa nhà, nên thay vì quyết định trở thành một kỹ sư thì tôi chỉ đơn giản là có hứng thú với nó thôi.

Bạn là loại học sinh nào?

Tôi vào học tại một trường cao đẳng mỹ thuật, và bất cứ khi nào tôi có một cơ hội nhỏ nhoi tôi sẽ đến thăm một đất nước hay đến xem một tác phẩm kiến trúc mà tôi thấy hứng thú. Tôi luôn nghĩ rằng việc quan sát tận mắt là rất quan trọng, bạn thấy đấy; để cảm nhận mùi hương và lắng nghe âm thanh, và cảm nhận mọi thứ bằng giác quan của riêng bạn.
Dù bạn có nhìn vào bức tranh hay bưu thiếp nhiều như thế nào đi chăng nữa cũng không thành vấn đề, không có gì có thể so sánh được với việc trải nghiệm điều gì đó cho bản thân bạn.

Nhưng lúc đó tôi chỉ có một số tiền rất ít ỏi!
Khi tôi đến Pháp tôi tôi cảm giác rằng mình nên xem càng nhiều càng tốt nên tôi đã kéo dài khoản chi tiêu của mình nhiều nhất có thể bằng cách đi xe buýt hay đi bộ, và tôi đã đến Paris, Nice, Monte Carlo, và cũng như là Rome. Mọi thứ tôi thấy đều cung cấp cho tôi rất nhiều sự mô phỏng và gây ấn tượng mạnh mẽ cho tôi. Hiện nay tôi vẫn còn lưu giữ những kỷ niệm lúc đó, và chúng vẫn tiếp tục cung cấp những lời chỉ dẫn cho tôi trong quá trình sáng tạo.

Nhà Thờ Santa Chiara ở Tokyo có những nét khá là đặc trưng mà bạn đã thiết kế gần đây…

Vâng, tôi đã thiết kế nó dựa trên ý tưởng một nhà thờ nằm giữa một khu rừng và thực hiện nó để mà bạn có thể nhìn lướt qua nhà thờ không chỉ vì nó nằm ngay trên đường mà còn vì khoảng lùi công trình của nhà thờ.
Cây cối trong nhà thờ thay đổi theo mùa, và đặc điểm của nó sẽ tiếp tục thay đổi trong năm tới, năm tới nữa, và trong tương lai.
Tôi không phiền nếu những đứa trẻ muốn chơi đùa với lá cây hay thậm chí là ngắt chúng đi. Tôi sẽ thật sự cảm thấy hạnh phúc nếu nơi đó kích thích sự thích thú của chúng với các công trình kiến trúc.
Tôi không phiền nếu những đứa trẻ muốn chơi đùa với lá cây hay thậm chí là ngắt chúng đi. Tôi sẽ thật sự cảm thấy hạnh phúc nếu nơi đó kích thích sự thích thú của chúng với các công trình kiến trúc.

Bạn tiếp cận công việc thiết kế như thế nào?

Ừm, trong trường hợp thiết kế nhà thờ đó, ví dụ tôi thường xuyên hơn là không tiếp cận nó từ quan điểm của một người phụ nữ hơn là một người đàn ông. Tôi cố gắng nhìn mọi thứ bằng con mắt của một người phụ nữ cảm thấy thích thú về viễn cảnh mặc chiếc áo cưới và có một buổi lễ tại nơi đây.
Nếu tôi không có cách tiếp cận này thì thật sự tôi không nghĩ là tôi có khả năng sáng tạo ra bất kỳ thứ gì đâu.

Tôi cũng đã thiết kế một quầy rượu ở khu Ginza ở Tokyo không lâu trước đó, và tôi đã nảy ra một vài ý tưởng để mà chủ quầy rượu và các thức uống nằm ở vị trí trung tâm vì chủ quầy rượu rất được khách hàng yêu thích.

Tôi không tiếp cận cách thiết kế bằng việc cố gắng áp đặt ý nghĩ “tuyệt vời” lên người khác hay từ quan điểm làm điều gì đó cho bản thân tôi; tôi muốn tạo ra thứ gì đó làm cho mọi người đi đến đó và sử dụng nơi đó sẽ cảm thấy đó là một nơi thoải mái, tuyệt vời.
Nếu mọi người trong tòa nhà của tôi mỉm cười và cảm thấy hài lòng, tôi cảm thấy công việc của tôi đã nhận được sự khen ngợi.

Điều gì cần thiết trong quá trình tạo ra một thứ gì đó?

Tạo ra một thứ gì đó như là một nhóm rất quan trọng đối với tôi.

Không chỉ trong lĩnh vực kiến trúc mà trong các lĩnh vực khác, như lúc tôi làm đĩa CD nhạc jazz hay lúc tôi đang cố gắng giúp đỡ sau trận Động Đất Kinh Hoàng Phía Đông Nhật Bản năm 2011 và làm chiếc áo thun mà tôi mặc ngày hôm nay, nếu tôi muốn so sách cách tiếp cận sang tácâm nhạc, tôi sẽ không tiếp cận mọi thứ như thể tôi là một nghệ sĩ đơn ca và cố gắng tự mình tự thể hiện mọi thứ.
Nếu tôi muốn so sánh cách tiếp cận của tôi với một nhóm nhạc, tôi sẽ là người hát chính đứng ngay ở giữa, mà xung quanh tôi sẽ có người đánh đàn ghi ta, tay đánh trống, người chơi bass, ca sĩ hát bè, và tất cả chúng tôi sẽ cùng nhau làm việc để sản xuất ra một tác phẩm âm nhạc riêng.

Mỗi người đều có giới hạn khả năng, và tôi không có khả năng tự làm mọi thứ được, nên tôi thích cách tiếp cận tạo ra thứ gì đó như là một đội, không phân biệt tuổi tác hay giới tính của các thành viên trong nhóm.

Mục tiêu trong tương lai của bạn là gì?

Tôi muốn trở thành một người đàn ông tuyệt vời, haha.
Ý tôi không phải là tôi muốn trở nên giàu có hay đi du ngoạn bằng thuyền và uống rượu sâm banh cả ngày, ý của tôi là loại người mà học sinh và thanh niên đến nhận những lời khuyên vì anh ta vẫn có “nó”!
Điều này có nghĩa là cho họ lời khuyên về nơi họ nên đi khi họ nói họ muốn đi du lịch, và loại thức ăn nào mà họ nên thử ở nơi họ đến.
Họ sẽ hy vọng rằng tôi là người sáng suốt, thú vị và hài hước.
Sau khi tôi ngừng làm việc tôi không muốn ngồi yên một chỗ với kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy được, tôi muốn tiếp tục khám phá và trải nghiệm những thứ mới mẻ càng nhiều càng tốt cho đến khi thời gian của tôi kết thúc.
Tôi chỉ muốn tiếp tục có những trải nghiệm khác nhau cho đến cuối cuộc đời mình; mọi thứ đều không đủ đối với tôi.

Cũng vì điều này, tôi muốn làm những điều mà có thể làm lay chuyển con người.
Các tòa nhà không thể nói chuyện được vì vậy những gì chúng có thể truyền đạt chỉ nằm trong giới hạn, nên tôi muốn tạo ra những thứ như âm nhạc và phim ảnh để mọi người cảm thấy gần gũi hơn và có thể gây ảnh hưởng đến họ dù cho chỉ là một ít.
Điều này có thể được thể hiện qua một đĩa CD nhạc jazz, hay một bộ phim ngắn. Tôi thật sự chưa biết được tôi sẽ làm điều đó như thế nào, nhưng tôi nghi rằng nếu tôi có thể làm được như vậy thì nó sẽ là một trải nghiệm trọn vẹn.Phỏng vấn : Tháng 8 năm 2014

Guest Select John Dillinger

  • John Dillinger/OE2571

Tôi có thị lực yếu nên mắt kính là một phần trong cuộc sống thường ngày của tôi. Mắt kính là thứ đầu tiên tôi chọn khi tôi đang lựa chọn nên đeo cái gì; tôi chọn kính dựa theo tâm trạng trong ngày, và tôi chọn quần áo phù hợp với kính của mình. Tôi có rất nhiều kính mắt và kính mát được làm từ những chất liệu khác nhau và hình dáng và màu sắc khác nhau, nhưng tôi chưa bao giờ có bất kỳ cái kính nào như thế này trước đây. Chúng thật sự rất thoải mái khi đeo vào, và trong khi chúng trông rất năng động thì chúng lại mang đến cảm giác cũ xưa nhẹ nhàng và gọng kính rất mềm dẻo, được kết hợp với những màu sắc làm nổi bật những bộ đồ của tôi nên tôi rất thích chúng.

P/No.
OE2571
Màu
C2 Havana
TOP

TOP